DẦU BÔI TRƠN (LUBRICATING OIL), TÁC DỤNG VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG

MỠ BÔI TRƠN (GREASE) LÀ GÌ?

PHÂN LOẠI MỠ BÔI TRƠN

Rất rất nhiều người chúng ta cho rằng tác dụng của dầu bôi trơn là … bôi trơn!!! Điều đó không sai nhưng chưa đủ. Ngoài chức năng bôi trơn, giảm ma sát, nó còn giảm mài mòn, ăn mòn, giảm sinh nhiệt, làm mát, giúp rửa làm sạch các hạt tạp chất, cặn bẩn sinh ra trong quá trình máy móc làm việc.

1. Mỡ bôi trơn có tác dụng giảm ma sát và giảm sinh nhiệt

Lực ma sát xuất hiện tại mặt tiếp xúc giữa 2 bề mặt chuyển động trượt lên nhau, cản trở chuyển động.

Khi bạn xoa 2 tay vào nhau, bạn sẽ thấy lòng bàn tay nóng lên. Bạn hãy tưởng tượng, nếu chúng ta xoa tay với tốc độ 3,600 lần/phút, tay chúng ta chắc sẽ … bốc cháy mất!!! Tương tự như vậy, máy móc/động cơ khi chuyển động, làm việc sẽ xuất hiện lực ma sát cản trở chuyển động và sinh nhiệt.

 

Dầu nhớt cho xe ô tô chạy động cơ xăng

 

Nếu chọn lựa, sử dụng đúng dầu bôi trơn cho thiết bị, phù hợp với tốc độ, tải trọng, nhiệt độ làm việc, … dầu bôi trơn sẽ tạo lớp màng bôi trơn (lubrication film), lớp màng này ngăn cách không cho 2 bề mặt tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhờ vậy ma sát được giảm tối đa, giảm tổn hao năng lượng và giảm tối đa nhiệt sinh ra (do ma sát). Nhiệt sinh ra được dầu bôi trơn hấp thụ, do đó thiết bị sẽ được làm mát. Ngược lại, sẽ tăng tổn thất năng lượng, máy móc bị quá nóng, có thể dẫn đến kẹt máy.

Dầu bôi trơn sau đó sẽ được làm mát bằng nhiều phương pháp khác nhau.

2. Tác dụng giảm mài mòn

Bề mặt chuyển động dù được làm trơn nhẵn cách nào cũng vẫn còn độ “nhám”, nghĩa là bề mặt vẫn còn “gồ ghề” (có thể nhìn thấy qua ảnh từ kính hiển vi). Khi 2 mặt trượt lên nhau, những “hạt gồ ghề” mềm hơn sẽ bị mài, vỡ ra, các hạt này lại cọ sát vào bề mặt chuyển động, tiếp tục gây mài mòn. Để ngăn chặn sự mài mòn này, tương tự như giảm ma sát, dầu bôi trơn sẽ tạo ra lớp màng bôi trơn (lubrication film) ngăn cách 2 bề mặt, không cho chúng tiếp xúc trực tiếp với nhau. Nhờ vậy, các “hạt gồ ghề” sẽ tránh, giảm bị mài mòn.

 

Dầu nhớt cho xe ô tô chạy động cơ xăng

Dầu sau đó được lọc cặn bằng hệ thống lọc riêng.

3. Tác dụng làm sạch các hạt tạp chất

Sự có mặt của các hạt tạp chất rất có hại cho máy móc, thiết bị, nó gây mài mòn lớn, đặc biệt khi khe hở giữa 2 bề mặt cực nhỏ, chỉ tính bằng micromet (ví dụ khe của bạc trượt). Các hạt tạp chất này có thể nhiễm từ bên ngoài hoặc sinh ra trong quá trình mài mòn (quá trình mài mòn chỉ có thể giảm thiểu chứ không thể loại bỏ hoàn toàn). Dầu bôi trơn còn có khả năng thu hút được các hạt tạp chất, để chúng ở dạng lơ lửng rồi theo dòng dầu nhớt đẩy ra ngoài. Tính chất này thường có được nhờ bổ sung phụ gia.

4. Tác dụng ngăn gỉ sét, oxy hóa

Thiết bị bị gỉ sét, oxy hóa là do tiếp xúc với nước, với không khí. Dầu bôi trơn có tác dụng ngăn cách sự tiếp xúc này (thường nhờ phụ gia).

Kết luận: Dầu bôi trơn đã tạo ra lớp màng bôi trơn nằm giữa 2 bề mặt chuyển động, nhờ đó giảm ma sát, giảm sinh nhiêt, giảm mài mòn. Sử dụng đúng dầu bôi trơn giúp tăng tuổi thọ máy móc thiết bị, do đó tiết kiệm được chi phí, thời gian và nhân công, tạo sự yên tâm khi vận hành, sản xuất.

Loading